Ổ cứng SSD là gì? Có nên nâng cấp ổ cứng HDD lên SSD? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc tại sao người dùng luôn muốn nâng cấp ổ cứng của mình lên SSD. Ngay bài viết này, Hà Nội Laptop sẽ giải đáp cho bạn nên hay không việc nâng cấp ổ cứng của mình lên SSD nhé!
Table of Contents
Ổ cứng SSD là gì? Phân loại ổ cứng SSD?
SSD là từ viết tắt của Solid-State-Drive là ổ lưu trữ dữ liệu của máy tính. Ổ cứng SDD lưu trữ và xử lý dữ liệu bằng con chip Flash. Bề ngoài nhìn thiết bị này như một chiếc USB vô cùng gọn nhẹ tuy nhiên tốc độ xử lý dữ liệu của nó vượt xa những loại ổ cứng trước đây rất nhiều lần.
Có một số loại ổ cứng SSD thường gặp:
– SSD 2.5 SATA.
– SSD m (mSATA và mPCle).
– SSD M.2 (M.2 SATA và M.2 PCle)
Những lợi ích khi sử dụng ổ cứng SSD
Ưu điểm của ổ cứng SSD là gì? Tại sao hiện nay nhiều người ưa chuộng SSD thay vì HDD? Hãy cùng Hà Nội Laptop tìm hiểu những lợi ích khi ổ cứng máy tính khi nâng cấp lên SSD nhé!
Tốc độ xử lý dữ liệu vượt trội
Tốc độ ghi và xử lý dữ liệu của SSD lên đến 3200 MB/s, cao gấp 12-20 lần so với HDD. Bởi vì tốc độ đọc ghi nó nó phụ thuộc vào tốc độ của các mạch điện trong khi tốc độ đọc ghi của HDD nó lại phụ thuộc vào tốc độ quay vật lý. Nếu bạn là dân kỹ thuật hay dân đồ họa hay là người thường xuyên phải thực hiện các tác vụ nặng thì việc sử dụng ổ cứng SSD là một sự lựa chọn đúng đắn.
Tuổi thọ cao
Tuổi thọ của ổ cứng SSD có thể lên tới 3-4 năm hoặc sau khi ổ lưu trữ của có ít nhất 600TB. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ có 4-10% người sử dụng SSD phải thay mới sau 4 năm sử dụng. Chính vì lẽ đó, bạn không cần phải lo lắng về vấn đề lưu trữ nếu như sử dụng SSD.
Ít tạo ra tiếng ồn
Ngoài tiếng tản nhiệt, bạn sẽ thấy rằng SSD không hề phát ra bất kì một tiếng động nào khi máy tính đang làm việc. Bởi vì ổ cứng SSD không được lắp đặt bộ phận chuyển động nên lúc máy tính hoạt động bạn sẽ không nghe thấy bất cứ âm thanh nào. Đây là một điểm cộng khiến người dùng thoải mái và yên tính hơn khi sử dụng laptop.
Nhiệt độ SSD mát
Vì không sử dụng các bộ phận chuyển động cơ học nên SSD sẽ làm giảm đáng kể quá trình sinh nhiệt. Nếu thường xuyên thực hiện nhiều tác vụ hoặc làm việc trong môi trường nắng nóng, ổ cứng này còn có thể giúp bạn hạn chế tình trạng treo chậm. Trong khi đối với HDD, laptop sẽ nóng lên khi thực hiện quá nhiều tác vụ, thì với đặc điểm này, SSD hoàn toàn vượt trội hơn so với HHD.
Có nên nâng cấp ổ cứng HDD lên SSD?
Trước đây, ở tất cả các loại máy tính, đều được trang bị ổ cứng cơ học được gọi là HDD để lưu trữ dữ liệu. Tuy nhiên, cho đến nay, ổ cứng HDD dần tỏ ra bất lợi về tốc độ đọc ghi dữ liệu hay truyền dữ liệu, xử lý các tác vụ nặng. Nhu cầu làm việc nhanh hơn và hoàn thành công việc nhiều hơn đã đòi hỏi một sự thay đổi mới trong các thiết bị lưu trữ dữ liệu. Đó cũng là lý do tại sao SSD dường như đang thay thế ổ cứng HDD.
Ngoài nhu cầu tăng tốc độ máy tính nếu máy tính của bạn hay gặp tình trạng Full Disk hoặc thường xuyên xuất hiện “Non-system disk or disk error…” thì đây cũng chính là lúc bạn nên nâng cấp ổ cứng của mình. Vì lúc này máy tính của bạn đã đầy bộ nhớ và cần nâng cấp lên cấu hình cao hơn để nâng cao tốc độ và khả năng xử lý dữ liệu.
Trường hợp không nên nâng cấp ổ cứng lên SSD
Không nên cập nhật máy tính lên SSD khi máy tính của bạn có cấu hình thấp. Vì khi máy tính của bạn có cấu hình thấp CPU, RAM và ổ cứng là ba thành phần chính của ổ cứng sẽ không được tối ưu . Trong trường hợp này nếu vẫn nâng cấp ổ cứng SSD thì sẽ làm giảm trải nghiệm người dùng và quan trọng hơn đấy là kết quả nhận lại không xứng đáng với những gì bỏ ra.
Cách sử dụng máy tính sau khi nâng cấp ổ cứng lên SSD
Để tăng cường hiệu quả của ổ cứng SSD bạn nên hạn chế ghi và bạn chép dữ liệu quá lớn trong ổ SSD. Bên cạnh đó không nên dùng các công cụ chống phân mảnh trên đĩa SSD vì nó sẽ làm giảm tốc độ xử lý dữ liệu của máy tính. Cuối cùng nếu máy bạn sử dụng cả 2 loại ổ cứng SSD và HDD hãy sử dụng ổ SSD để cài đặt phần mềm và hệ điều hành, còn sử dụng ổ cứng HDD để lưu trữ dữ liệu.
Trên đây là những thông tin về ổ cứng SSD, hy vọng bài viết sẽ có ích với bạn. Nếu có bất kì câu hỏi gì, hãy comment bên phía dưới nhé!