Lenovo ThinkPad P50 – Máy trạm mạnh mẽ của Lenovo
ThinkPad P50 là sản phẩm máy trạm đời mới của Lenovo mang thương hiệu nổi tiếng ThinkPad. Kế tiếp cho dòng W Series có từ lâu. Lần này, dòng máy trạm được Lenovo gọi là dòng P. Với sự thay đổi đáng kế là xuất hiện CPU Xeon trên những chiếc laptop này. Cùng với đó là những thay đổi khác.
Thiết Kế của Thinkpad P50
Thiết kế không có quá nhiều thay đổi so với thế hệ W540, W550 năm trước. Máy có thiết kế màu đen, vuông vắn. Mặt trên được phủ lớp sơn nhung đặc trưng dùng ThinkPad, lớp nhung này nhìn nghiêng vẫn có ánh kim tuyến như trước nhưng được làm mịn hơn. Đỡ bám vân tay và bụi bẩn hơn. Logo Lenovo được khắc chìm ở góc phía gần bản lề thay vì logo mạ crom ở mép.
Tính năng bảo mật của Lenovo P50
Đây là điểm quan trọng trên các dòng máy doanh nhân, kỹ thuật. Thinkpad P50 được bố trí bảo mật vân tay thiết kế mới, không phải quẹt tay nữa mà chỉ để ngón tay lên như trên các smartphone thế hệ mới, vân tay khá nhạy, chỉ cần đặt nhẹ lên máy sẽ tự mở vào màn hình Desktop. Các CPU trên Lenovo P50 cũng được tích hợp công nghệ bảo mật Intel vPRO.
Bàn phím, touchpad và trackpoint của Lenovo Thinkpad P50
Trên một chiếc ThinkPad bất kỳ, thì bàn phím, touchpad, trackpoit là điều mà người dùng quan tâm nhất. Về bàn phím, vẫn là dạng chiclet xuất hiện từ 2012 với T430, W530… Bàn phím cho độ nảy tốt, phím chắc chắn, khoảng cách giữa các phím là vừa phải đối với tay người sử dụng.
Touchpad trên Thinkpad P50 cho cảm giác di đơn và đa điểm “Như macbook”. Touchpad rộng rãi. Lenovo đã bỏ hẳn Touchpad dạng Click-pad để giúp Touchpad có được sự chắc chắn khi chạm vào. Và bố trí nút chuột trái chuột phải, kéo thả phía dưới touchpad. Đây là cải lùi nhưng theo mình đánh giá là rất tốt và là sự hoàn thiện.
Trachpoint cũng vậy, nó đã được thiết kế cao lên như các dòng cũ, làm cho cảm giác di trackpoit thật hơn, dễ dàng hơn. Không bị khó như một số con máy mình từng gặp ở một số con máy như X240, X250… Vì sợ bị chạm vào màn hình mà Lenovo đã cho thấp xuống, làm di rất nặng và khó.
Màn hình và Loa của Thinkpad P50
Màn hình trên ThinkPad P50 có nhiều tùy chọn khác nhau từ Full HD 1920×1080 đến 4K 3840 x 2160. Ở đây theo mình, mình hài lòng với độ phân giải Full HD trên màn hình rộng 15,6″ chạy Windows. Bởi Windows vẫn chưa tối ưu được các độ phân giải quá cao. Nên nhiều khi nếu mật độ điểm ảnh quá lớn sẽ làm các chi tiết bị mờ hoặc hiển thị bị lệch.
Về màu sắc hiển thị, màn hình Full HD với tấm nền IPS được trang bị sẵn có góc nhìn tốt ở 160°, dải màu hiển thị đạt 45% Gamut, tỷ lệ độ tương phản 600:1 – Bản này mình đang có, màu sắc thực tế ở mức tốt, không quá rực rỡ. Mang cảm giác gam màu trung tính.
Ở tùy ĐPG 4K (3840×2160) IPS Cho độ sáng tối đa 300 nits, 100% gamut, góc nhìn 178°
P50 mình đang có cũng có tùy chọn sensor – Pantone giúp cân chỉnh độ màu sắc, cải thiện độ chính xác màu sắc hiển thị trên màn hình.
(Ngoài ra còn tùy chọn màn hình cảm ứng đa điểm 10 ngón, nhưng mình không đề cập ở đây)
Loa trên P50 được bố trí ngay phía trên bàn phím, kéo dài theo chiều ngang. Thiết kế này khá tương tự với Dell Precision M4700, M4800… của Dell, khiến cho phần này đỡ bị trống và âm thanh phát ra trực diện người dùng hơn. Âm thanh thực tế trên P50 to, rõ ràng, chơi game đáp ứng khá. Âm có nhiều tiếng chess, ít bass. Nói chung, so với đời trước thì loa trên P50 ngon hơn.
Nhiệt độ của Thinkpad P50
Nhiệt độ ngoài trời khi test là 28°C.
Nhiệt độ card đồ họa mình sử dụng FurMark khoảng 15″ thì nhiệt độ báo là 58°C – rất mát mẻ.
Nhiệt độ CPU khi sử dụng Intel burn test cài đặt Maximum nhiệt độ cao nhất khoảng 80°C – cũng là rất mát mẻ với 1 CPU 4 nhân 8 luồng Xeon.
Nhiệt độ khi sử dụng máy bình thường là trên dưới 40°C.
Cổng kết nối của Thinkpad P50
Cổng kết nối trên ThinkPad P50 có thêm USB Type C truyền dữ liệu Thunderboth và HDMI.
Cạnh bên phải là: SD Card, Express card, Smart card
Cạnh bên trái: dắc cắm tai nghe đi kèm mic, 2 cổng USB 3.0, 1 cổng mini Displayport
Phía sau: 2 x USB 3.0, Cổng mạng dây RJ45, USB Type C truyền dữ liệu Thunderboth, HDMI
Cách bố trí cổng kết nối này tiện lợi hơn vì nó đã dồn các cổng kết nối ra phía sau, làm cho việc cắm dây, thiết bị được đẩy ra sau, dễ dàng và gọn gàng hơn.
Đồ họa của Thinkpad P50
Card đồ họa Quadro M1000M được đánh giá thuộc class 1 – dòng cao cấp trên laptop, hỗ trợ OpenGL 4.5 và bộ thư viện đồ họa DirectX 12 có sẵn trong Windows 10. Sản xuất bằng công nghệ 28nm, thiết kế card dựa trên nhân đồ họa GM07 kiến trúc Maxwell với 640 shader core được kích hoạt, chạy ở xung nhịp 1038 – 1197 (Boost) MHz. M1000M có 2GB bộ nhớ GDDR5, độ rộng băng thông 128 bit.
Với những thông số trên kèm với con chip I7 6820HQ 4 nhân 8 luồng thì việc xử lý các tác vụ đồ họa nặng trên các phần mềm dựng 3D chuyên dụng như 3D Mark với các project nặng cũng vẫn đảm bảo mượt mà, load tốt. Hay render Video, chỉnh sửa video nặng cũng khá nhanh.
Khả năng chơi game của Lenovo P50
Ở những chiếc Mobile Workstation trước đây mình có thử chơi game mặc dù máy rất đắt tiền và cao cấp nhưng vẫn bị hiện tượng giật cục khi chơi. Bởi kiến trúc trên VGA tối ưu cho đồ họa dòng Quadro rất khác so với những dòng tối ưu cho Gaming. Điều này được cải thiện hoàn toàn trên P50 với VGA Nvidia Quadro M1000M. Chi chơi CFGO máy tự nhận Maxsetting, chơi mượt liên tục với 200fps. Những game tầm trung như PES 2016 hay game Online như FIFA Online, LOL… thì cũng rất mượt ngay cả ở cài đặt đồ họa cao nhất. Đây là một điểm cộng cho VGA M1000M bởi hiện nay nhu cầu giải trí trên các laptop làm việc sau thời gian làm việc căng thẳng. Anh em có game nào cần test thì yêu cầu mình sẽ thử tiếp.
Pin của Thinkpad P50
Pin thực tế sử dụng trên Lenovo P50 được khoảng hơn 3h do mình sử dụng hỗn hợp. Còn theo NSX thông báo thì nó sử dụng khoảng 4-4h. Đây là thời lượng pin ấn tượng với một chiếc máy trạm cấu hình khủng hiệu năng cao.
Máy hiện bán sẵn tại Hanoi Laptop chuyên laptop Mỹ, có giá chỉ từ 13.5 triệu đồng